Mách bạn cách xử lý khi bị rò rỉ cốc nguyệt san hiệu quả

  1. Do cốc đã đầy, bạn thử nhớ lại xem bạn đã dùng được bao nhiêu giờ đồng hồ rồi nhé. Kỳ đầu bạn lót miếng BVS mỏng hay giấy VS, phòng rủi RO rò rỉ do đặt cốc chưa đúng và khi cốc đầy sẽ rò ra, bạn ước lượng thời gian cốc đầy, lần sau bạn sẽ biết được bao lâu cốc đầy.

=> Cách khắc phục đơn giản là bạn đổ máu đi, tráng lại bằng nước sạch và dùng tiếp thôi ^^

 

  1. Do phần miệng cốc không mở hoàn toàn, nguyên nhân là do lúc bạn đưa cốc vào âm đạo thì bạn phải gấp cốc trước, sau đó bạn chưa chỉnh lại cốc để miệng cốc mở ra hoàn toàn dẫn đến rò rỉ. Để đảm bảo, bạn thử làm động tác Kegel, rồi xoay nhẹ cốc đồng thời dùng ngón tay kiểm tra xem mép viền đã mở hết chưa. Nếu thấy khó khăn ở việc mở miệng cốc thì có khả năng miệng cốc quá lớn so với âm đạo của bạn. Bạn kiểm tra xem cổ tử cung có ngăn cản cốc bung mở không nhé!

=> Cách khắc phục là sau khi cho cốc vào âm đạo tùy vào vị trí của cổ tử cung bạn nên cho cốc bung dưới cổ tử cung

  1. Do lỗ thông hơi bị tắc. Đây là trường hợp khá phổ biến, vì nếu lỗ thông khí tắc thì dễ giảm độ giác hút của cốc, gây rò rỉ. Điều này cũng giải thích vì sao khi cốc đầy chạm đến phần lỗ thông khí lại dễ lấy ra hơn lúc chưa đầy.

=> Cách khắc phục khi vệ sinh cốc nhớ kiểm tra lỗ thông khí nhé!

 

 

  1. Do cốc bị bung giác hút (do tâm lý chị em khi lần đầu dùng cốc luôn sợ đau nên muốn một chiếc cốc phải thật mềm, thực tế Cốc Nguyệt san khi đặt vào âm đạo nếu đặt chuẩn thì không có cảm giác, và một thời gian cốc sẽ mềm dần khả năng mất giác hút rất cao. Do âm đạo chúng ta có tính axit(PH 3,8_ 4,5).

=> Khắc phục chị em có cơ âm đạo khỏe hoặc hay làm công việc vận đông mạnh nên chọn loại nào có độ mềm vừa phải

 

  1. Cốc bị lọt khí thừa: Nếu bạn đi lại cảm thấy ọp ẹp phía trong cô bé, hoặc đi vệ sinh nhẹ bạn thấy có khí xì ra ở cửa mình, nghĩa là cốc của bạn đã bị lọt khí thừa, cốc chứa toàn khí thừa nên dẫn đến hiện tượng đầy ảo, gây rò rỉ.

=> Khắc phục : đặt cốc dứt khoát, cố gắng để cốc đi hẳn cửa mình rồi hãy cho cốc mở ra, không nên để cốc mở ra rồi lại đẩy cốc vào sâu thêm, nên nhớ đẩy sâu vào thêm bằng nào thì cầm núm kéo ngược lại bằng đó. Hoặc có thể dùng phương pháp Marisette để loại bỏ khí thừa.

  1. Nếu bạn đã kiểm tra không phải 5 nguyên nhân trên (cốc không bị đầy mà chỉ có một phần, cốc đã mở hoàn toàn) thì bạn hãy nghĩ đến nguyên nhân do cổ tử cung đã che mất một phần trong cốc. Nếu kiểm tra cốc thấy ko có máu hoặc rất ít mà lại bị rò rỉ quá nhiều thì chính xác là bạn đã đặt cốc quá sâu làm cho phần thịt trong cổ tử cung che hết cả miệng cốc.

=> Khắc phục bạn không đặt cốc vào sâu quá

 

  1. Do cốc không phù hợp so với âm đạo( cốc to sẽ làm cốc không bung ra hết, cốc nhỏ hơn âm đạo không ôm khít nên dịch kinh dễ rò ra).

=>  Khắc phục: Đổi cốc phù hợp với âm đạo

 

  1. Do tốc độ dòng chảy lớn, kinh không nhiều nhưng mỗi lần ra thì ọc mạnh. => Khắc phục: bạn có thể đổi size lớn hơn

 

  1. Nếu bạn đã loại trừ được các nguyên nhân trên thì có khả năng là do cơ địa của bạn, phần thịt của cổ tử cung bạn đã chèn vào cốc làm dung lượng của cốc bị giảm đi(cốc chứa được ít hơn) và nhanh rò, Hay hệ cơ của bạn hoạt động kém sau vài giờ sử dụng cốc không còn được giữ chắc nữa, cốc bị lỏng hơn lúc mới lắp (thường khi rò có kèm hiện tượng cảm giác có khí ở bên trong cốc, nặng hơn là cốc bị tụt), hay âm đạo cấu tạo có nhiều nếp gấp dày gồ ghề, kinh nguyệt len theo khe hở giữa cốc và âm đạo gây rò.

=> Trường hợp này các bạn hãy thay cốc trước thời gian bắt đầu bị rỉ nhé. Và nhớ phải kèm theo 1 miếng BVS mỏng nhé!

 

Nếu các bạn vẫn còn băn khoăn gì về sản phẩm cốc nguyệt san thì có thể inbox cho team cocnguyetsaneva.com để chúng mình tư vấn thêm nhé !

Hiện tại có 1 số mã cốc nguyệt san đang được trợ giá đặc biệt ngay trong tuần này như : , Số lượng sản phẩm siêu giảm giá có hạn nha các bạn !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *